Giỏ hàng

QUI TRÌNH NUÔI CẤY ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO TẠI VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT

Qui trình nuôi cấy Đông Trùng Hạ Thảo Viện Bảo vệ thực vật

1. Môi trường nuôi cấy Đông Trùng Hạ Thảo Viện Bảo vệ thực vật

  • Đông Trùng Hạ Thảo trên nhộng tằm: nhộng tằm là ký chủ (môi trường nuôi) để cấy nấm giống;

  • Đông Trùng Hạ Thảo trên sinh khối: Môi trường nuôi là gạo lức và bột nhộng tằm xay được tăng cường dinh dưỡng (Sinh khối)

Nhộng tằm và sinh khối được khử trùng hết yếu tố vi sinh bên ngoài (hấp sấy trong nồi hơi khoảng 1-2h ở nhiệt độ 120 độ C) rồi cấy nấm đông trùng hạ thảo. Phòng nuôi cấy tạo điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm như phù hợp như vùng núi mà nấm sinh trưởng.

2. Đông Trùng Hạ Thảo sau khi cấy khoảng 10 ngày trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm phù hợp

Nấm bắt đồng kết mạng trong ruột nhộng, những mầm nấm bắt đầu trồi lên khỏi thân ký chủ

Phòng nuôi luôn đảm bảo nhiệt độ từ 20 – 21 độ C, độ ẩm 95%

 3. Thu hoạch sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo 

Khoảng 60-70 ngày, nấm cao từ 3-4 cm là thời điểm thích hợp để thu hoạch, nấm có chất lượng tốt có màu vàng. Kết quả phân tích mẫu cho thấy, sản phẩm đông trùng hạ thảo này có hàm lượng cao các chất quan trọng là Adenosin đạt 0,337 mg/g và Cordycepin đạt 9,380 mg/g. Các chất này đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và hỗ trị điều trị bệnh ung thư và tim mạch.

4. Bảo quản giống Đông Trùng Hạ Thảo  

Những cây nấm có phần quả thể to mập, được chọn để lưu giữ giống, thành công quan trọng nhất trong nghiên cứu sản xuất đông trùng hạ thảo là lưu giữ được giống thuần chủng trong thời gian dài.

Danh mục tin tức